Thương hiệu là gì. Thương hiệu quan trọng với doanh nghiệp như thế nào? Đâu là giải pháp tối ưu cho thương hiệu của bạn
BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
Hệ thống nhận diện thương hiệu là tất cả các loại hình và cách thức mà thương hiệu có thể tiếp cận với khách hàng: logo công ti, khẩu hiệu, danh thiếp, nhãn mác; các mẫu quảng cáo trên media; các vật phẩm hỗ trợ quảng cáo (tờ rơi, poster…)… và hệ thống này cần có sự nhất quán vì sự đồng bộ ấy sẽ làm cho công việc truyền thông, mối quan hệ giữa mua và bán trở nên dễ dàng và gần gũi.
Đơn giản hơn, hệ thống nhận diện thương hiệu chính là những gì người tiêu dùng nhìn thấy, nghe thấy về thương hiệu ấy. Mục tiêu của hệ thống nhận diện thương hiệu là tạo ra sự khác biệt, thể hiện được cá tính đặc thù của doanh nghiệp nhằm tác động đến nhận thức của khách hàng, tạo ra cảm giác quy mô, chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Không dừng lại ở đó, bộ nhận diện thương hiệu còn là cung cách phục vụ khách hàng, thái độ, quy trình làm việc của doanh nghiệp.
Nhận diện thương hiệu đóng vai trò là một “đại sứ toàn diện” cho doanh nghiệp, được thiết kế phù hợp với từng doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu marketing:
- Giúp người tiêu dùng nhận biết và mua sắm dễ dàng
Một bộ hệ thống nhận diện thương hiệu tốt sẽ mang lại sức thuyết phục khách hàng, nó giới thiệu được hình ảnh thương hiệu, khác biệt so với đối thủ, đó là điều tạo nên sự thành công.
2. Thuận lợi cho việc bán hàng
Sự đồng bộ trong hệ thống nhận diện thương hiệu và viêc sử dụng nhất quán các phương tiện truyền thông sẽ làm cho việc giao dịch trở nên dễ dàng. Từ đây, người tiêu dùng mua sản phẩm cũng sẽ chủ động hơn, họ tự tin đưa ra quyết định mà không bị phân vân xem nên mua của doanh nghiệp nào..
3. Tác động tới giá trị công ti
Bộ nhận diện sẽ giúp giá trị của thương hiệu tăng lên, dễ dàng kêu gọi đầu tư. Danh tiếng của thương hiệu là tài sản vô hình giá trị nhất của doanh nghiệp. Thành công của 1 thương hiệu phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng nhận thức cho cộng đồng. Mức tăng trưởng tốt sẽ được đánh giá qua nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung thành của khách hàng.
4. Tạo lợi thế cạnh tranh
Một bộ nhận diện thương hiệu độc đáo, sáng tạo, khác biệt sẽ là lợi thế so với đối thủ. Những ấn tượng này sẽ giúp cho khách hàng ghi nhớ thương hiệu sâu sắc.
Tuy nhiên khách hàng của bạn sẽ có những cảm nhận không tích cực về công ty bạn và điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn nếu đơn vị của bạn không đầu tư cho việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Theo một cách logic, những công ty đã hiểu sự cần thiết và đầu tư được hình ảnh nhận diện tốt, chuyên nghiệp thì phần lớn những công ty đó có sản phẩm và hoạt động kinh doanh tốt hơn so với đối thủ của họ. Không có nghĩa là đầu tư xây dựng nhận diện thương hiệu đẹp thì ” tự nhiên” sản phẩm sẽ tốt lên, mà sự đầu tư đó thể hiện tầm nhìn và sự hiểu biết của doanh nghiệp đó.
Ngày nay, các công ti thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đang mọc lên như nấm và thật khó để đánh giá chất lượng của những công ti này như thế nào. Dù bạn chọn đơn vị nào để thiết kệ bộ nhận diện thương hiệu thì cũng cần phải được trải qua các bước:
Một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt phải thể hiện được sự khác biệt một cách rõ ràng với những thương hiệu khác. Hệ thống nhận diện thương hiệu là tài sản nội tại của thương hiệu, góp phần quan trọng trong giá trị tài chính mà thương hiệu đạt được.
Vì vậy, việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu bài bản, chuyên nghiệp ngay từ đầu là vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng, định vị thương hiệu trong lòng khách hàng.
- Published in Thương Hiệu
CẠNH TRANH THƯƠNG HIỆU
Có lẽ đây là cuộc chiến tranh chứ không còn là cạnh tranh giữa các thương hiệu nữa. Cuộc chiến này ngày càng khốc liệt khi các tập đoàn lớn đang không ngừng bành trướng đến mọi nơi trên toàn thế giới.
Thế giới đang toàn cầu hóa, nếu chúng ta không theo thì rõ ràng là chúng ta thua. Nói vậy để thấy ta đã ở trong cuộc chiến này. Với bối cảnh đó, doanh nghiệp phải tìm ra cho mình chiến lược đối phó phù hợp để có thể đứng vững và phát triển.
Ngày nay với sự xuất hiện và tham gia ngày càng nhiều thương hiệu đa quốc gia vào thị trường VN đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu. Cuộc cạnh tranh này đã giúp các doanh nghiệp (DN) Việt ý thức rõ hơn về vấn đề thương hiệu. Đây là một sự thực không thể phủ nhận.
Thực tế trong cuộc chiến giữa các thương hiệu: Diana và Kotex,Vinamilk với Dutch Lady, giấy Sài gòn với giấy luạ Pulppy …Nhiều người nhận định, đó thực sự là cuộc chiến không cân sức vì thương hiệu Việt nằm ở thế yếu hơn, trong khi các thương hiệu nước ngoài mạnh hơn hẳn về tài chính, bề dày, tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm. Họ sẵn sàng chi những khoản tiền cho truyền thông, quảng cáo lên tới hàng triệu đô la. Chỉ riêng khoản tiền này có lẽ đã bằng cả tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với đó, họ còn đi kèm các chính sách chiết khấu hấp dẫn và quà tặng có giá trị lớn.
Chẳng hạn: giải thưởng khuyến mãi có giá trị lớn như vàng, biệt thự, xe hơi…họ sẵn sàng chịu lỗ, sẵn sàng đầu tư nhưng cái họ nhận lại lớn hơn giá trị họ bỏ ra nhiều, đó là sự tin tưởng của khách hàng. Thực tế, những cuộc chiến tiêu biểu trên đã tạo nên cảm hứng cho những thương hiệu Việt vươn lên dù kết quả cuộc chiến này cho đến hôm nay chưa đến hồi kết thúc và đang phụ thuộc vào một cuộc chiến khác.
Liệu cuộc chiến thương hiệu giữa DN Việt với các đại gia nước ngoài có tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng (NTD) không hay chỉ là suy nghĩ của các DN? Dễ dàng nhận ra, NTD chỉ quan tâm đến thương hiệu nào thoả mãn lợi ích vật chất, tinh thần của họ nhiều nhất. Như vậy rõ ràng có một cuộc chiến bất kể nội ngoại: cuộc chiến trong tâm thức người tiêu dùng. Mỗi doanh nghiệp phải làm thế nào chinh phục trái tim và khối óc của NTD để hình ảnh thương hiệu của mình có thể chiếm lĩnh thật nhiều trong tâm thức họ từ đó quyết định mua hàng sẽ xuất hiện.
Về bản chất NTD khi chọn mua hàng hoá thường phụ thuộc vào 3 yếu tố: chất lượng sản phẩm, hệ thống phân phối tạo thuận lợi cho việc mua hàng và cuối cùng mới là yếu tố giá cả. Giá trị cảm nhận này làm cho NTD có được quyền hạn chọn lựa không đơn thuần theo phong trào hay tính chất hiện diện “độc nhất”.
NTD sử dụng sản phẩm của họ một cách tự nguyện và quên đi sự thật rằng mình đang góp phần tạo ra những giá trị lợi nhuận cho một tập đoàn của một quốc gia khác, trong khi đó, không đóng góp được gì cho thị trường Việt Nam. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt sự thấu hiểu NTD và nỗ lực chinh phục NTD, cũng như NTD nâng cao ý thức vai trò trong từng hành động mua sắm của mình để có thể cùng tạo ra những giá trị kinh tế bền vững cho đất nước.
Điều cuối cùng muốn nói ở đây là Các công ty nước ngoài bước vào thị trường Việt Nam đều nhắm vào các nhu cầu chưa được đáp ứng. Tuy nhiên, gần đây để thích ứng với môi trường địa phương, một số thương hiệu nước ngoài buộc phải bắt đầu áp dụng chiến lược “ địa phương hoá” để phù hợp với bản địa.
Ví dụ rõ ràng nhất: Ngay sau ngày tung sản phẩm G7 (23/11/2003) với kết quả 89% NTD chọn G7 cùng với thông điệp, tinh thần kêu gọi xây dựng thương hiệu nông sản, đòi lại công bằng cho ngành cà phê và người trồng cà phê Việt Nam, Nescafe đã thay đổi thông điệp toàn cầu “Khởi đầu ngày mới” bằng “100% cà phê Việt Nam” cùng chiến dịch “Hương vị Việt Nam hơn”. Bao bì Nescafe mới tung ra tại thị trường Hà Nội sử dụng hình ảnh văn hóa cùng những câu chuyện lịch sử đáng tự hào của dân tộc Việt Nam như một chiến thuật tâm lý đánh vào tâm trí, truyền thống tự hào yêu nước của người dân Hà Nội.
Với tinh thần dũng cảm dám đối đầu cùng địch thủ mạnh hơn cả về khí lực và tài lực, đặc biệt tinh thần tự hào dân tộc, vì sự phát triển của đất nước, G7 của Trung Nguyên đã tạo nên một dấu ấn trong tâm thức NTD, hay như cách đã nói trên là chiếm lĩnh thị phần trong tâm thức NTD, tạo nên sự thay đổi cục diện thị trường. Thế nhưng, cuộc chiến thương hiệu trên thị trường Việt Nam đến nay vẫn chưa biết điểm dừng. Bởi đây không phải là cuộc chiến của riêng G7, Vinamilk, X-Men… mà đã trở thành một cuộc chiến chung của tất cả chúng ta.
- Published in Thương Hiệu